Tác động của Covid-19 đối với ngành công nghiệp hỗ trợ: Trong thách thức có cơ hội

24/03/2020 11:17
Chia sẻ:
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu và các chuỗi giá trị toàn cầu kết nối, phụ thuộc lẫn nhau, sự lan truyền của dịch COVID-19 và các tác động tiêu cực lên nhiều ngành sản xuất trong nước là khó tránh khỏi. Tuy nhiên song song với đó các doanh nghiệp sản xuất trong ngành công nghiệp hỗ trợ cũng xuất hiện những cơ hội mới, những hướng đi mới cho đầu ra sản phẩm.

Tác động của Covid-19 đối với ngành công nghiệp hỗ trợ

Ảnh sưu tầm

Sự bùng phát của dịch bệnh COVID-19 với những diễn biến ngày càng phức tạp tại hơn 180 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới đã gây ra những ảnh hưởng rất lớn đối với nền kinh tế toàn cầu. Như một hệ quả tất yếu, nền kinh tế Việt Nam cũng đang phải gánh chịu những tác động mạnh, nhiều chiều đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh, thương mại và đầu tư trong hầu hết các ngành nghề, lĩnh vực.

Mức độ ảnh hưởng của từng ngành, từng doanh nghiệp còn phụ thuộc vào tính chất, giai đoạn phát triển của ngành/ doanh nghiệp đó. Những ngành bị ảnh hưởng trực tiếp và nặng nề bởi dịch COVID-19 có thể kể đến như lĩnh vực du lịch, dịch vụ giải trí và vận tải, logistics. Tiếp đó là những tác động không hề nhỏ đối với nhiều ngành sản xuất công nghiệp, nông, lâm, thuỷ sản; thương mại, đầu tư và thu ngân sách Nhà nước.

TÁC ĐỘNG TỚI NGÀNH SẢN XUẤT - CHẾ TẠO TRONG NƯỚC

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu và các chuỗi giá trị toàn cầu kết nối, phụ thuộc lẫn nhau, sự lan truyền của dịch COVID-19 và các tác động tiêu cực lên nhiều ngành sản xuất trong nước là khó tránh khỏi. Dịch này bùng phát từ Trung Quốc - quốc gia có nền kinh tế lớn thứ hai, đồng thời là nhà xuất khẩu lớn nhất toàn cầu, chiếm 14% kim ngạch xuất khẩu của thế giới và sở hữu vị trí quan trọng trong chuỗi giá trị toàn cầu. Trung Quốc cũng là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong kim ngạch nhập khẩu (29,8% năm 2019) và tỷ trọng lớn thứ hai trong kim ngạch xuất khẩu (15,7% năm 2019) [Nguồn: Tổng cục Hải quan].

Tác động của Covid-19 đối với ngành công nghiệp hỗ trợ

Dịch COVID-19 bùng phát và leo thang khiến rất nhiều nhà sản xuất trong nước gặp khó khăn khi chuỗi cung ứng hàng hóa đột ngột bị gián đoạn (Ảnh sưu tầm)

Thực tế tại Việt Nam: 60% vải nguyên liệu phải nhập từ Trung Quốc; 42% linh kiện điện tử phải nhập từ Hàn Quốc; hơn 64% phụ tùng, linh kiện ô tô phải nhập từ Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản (Số liệu tổng hợp từ Hiệp hội Dệt May Việt Nam & Cục Công nghiệp - Bộ Công Thương). Vì vậy, khi dịch COVID-19 leo thang tại Trung Quốc, Hàn Quốc trong những tháng qua, rất nhiều nhà sản xuất trong nước gặp khó khăn khi chuỗi cung ứng hàng hóa đột ngột bị gián đoạn. Việc phụ thuộc quá nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu đang khiến nhiều doanh nghiệp phải đau đầu để tìm cách giải bài toán gián đoạn nguồn cung – một thách thức không những trong giai đoạn dịch bệnh mà còn cho tương lai sản xuất bền vững.

Mặt khác, dịch COVID-19 đang tiếp tục lây lan mạnh trên diện rộng sang nhiều nước & khu vực như Mỹ, châu Âu, các nước châu Á trong đó có Việt Nam... khiến các hoạt động xúc tiến thương mại, hội chợ triển lãm quốc tế... vốn là nơi hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm đơn hàng, đối tác đã bị đẩy lùi hoặc hủy bỏ. Tác động từ dịch bệnh không chỉ là cú sốc cung cho đầu vào sản xuất mà cả đầu ra cũng ảnh hưởng khi nhìn chung, nhu cầu trên thị trường cũng như các hoạt động giao thương sụt giảm.

NGÀNH CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ: TRONG THÁCH THỨC CÓ CƠ HỘI

Mặc dù phải đối diện khó khăn về gián đoạn nguồn cung nguyên vật liệu đầu vào như những ngành sản xuất khác trong giai đoạn COVID-19 nhưng song song với đó các doanh nghiệp sản xuất trong ngành công nhiệp hỗ trợ cũng xuất hiện những cơ hội mới, những hướng đi mới cho đầu ra sản phẩm. Cụ thể:

Dịch Covid-19 đã ảnh hưởng lớn tới nguồn cung sản xuất trên toàn thế giới do hoạt động sản xuất bị đình trệ tại Trung Quốc - quốc gia xuất khẩu số 1 thế giới về hàng hóa trung gian cho các ngành công nghiệp, nơi kết nối tới 40% chuỗi cung ứng toàn cầu (Theo Bloomberg). Theo đó, để giải bài toán cú sốc nguồn cung sản xuất, nhiều doanh nghiệp, tập đoàn đa quốc gia đang tìm kiếm các nguồn cung ứng nguyên vật liệu & linh kiện để bù đắp sự thiếu hụt từ nguồn cung Trung Quốc. Và Việt Nam là một trong những sự lựa chọn của họ.

Khảo sát của Ban nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân ghi nhận trong khi nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác bị ảnh hưởng nặng nề thì riêng lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam lại tăng doanh thu nhờ lượng đơn hàng tăng lên đáng kể so với cùng kỳ năm trước, với đối tượng khách hàng chủ yếu là các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Đây là các doanh nghiệp đang thiếu đầu vào sản xuất do bị gián đoạn nhập khẩu từ Trung Quốc. Cùng với đó, chuyên gia nước ngoài của nhiều doanh nghiệp trong nhóm này không thể sang Việt Nam để giám sát, nên không sản xuất được và phải chuyển sang đặt hàng gấp tại các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam.

Đồng thời, nhiều doanh nghiệp sản xuất trong nước cũng phải chuyển hướng sang tìm kiếm nhà cung cấp tại Việt Nam khi các doanh nghiệp Trung Quốc không thể sản xuất đáp ứng do tác động của dịch bệnh.

Tác động của Covid-19 đối với ngành công nghiệp hỗ trợBổ sung những nhà cung cấp nguyên vật liệu & linh kiện ngoài Trung Quốc song song với các nguồn cung sẵn có trong nước giúp các doanh nghiệp sản xuất đa dạng hóa nguồn cung, giảm thiểu rủi ro trong tương lai.

Hơn thế, cú sốc cung do dịch bệnh lần này cũng là lúc nhiều doanh nghiệp sản xuất trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng phải bổ sung những nhà cung cấp nguyên vật liệu & linh kiện ngoài Trung Quốc song song với những nguồn cung sẵn có tại nước này để giúp đa dạng hóa nguồn cung, giảm thiểu rủi ro trong tương lai. Nếu đáp ứng được các yêu cầu của họ, đây hoàn toàn có thể là cơ hội cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam.

KIMSEN - CHỦ ĐỘNG NÂNG CAO NỘI LỰC, NẮM BẮT CƠ HỘI

Là doanh nghiệp sản xuất công nghiệp hỗ trợ, chuyên sản xuất & cung cấp nhôm định hình, linh kiện & tổ hợp hệ thống, tới thời điểm hiện tại hoạt động sản xuất kinh doanh tại KIMSEN vẫn tăng trưởng ổn định và chưa bị tác động nhiều do các nguồn nguyên vật liệu đầu vào chủ yếu được cung cấp trong nước. Mặt khác, trong bối cảnh hiện tại với sự cần thiết bổ sung nguồn cung ngoài Trung Quốc của các ngành sản xuất công nghiệp, KIMSEN đã đón nhận tăng trưởng nhu cầu từ các khách hàng hiện tại cũng như khách hàng mới trong và ngoài nước, đặc biệt là các nhu cầu về sản phẩm linh kiện.

Theo đó, doanh số 2 tháng đầu năm 2020 của KIMSEN đã tăng trưởng hơn 40% so với cùng kỳ năm 2019, trong đó doanh số mặt hàng linh kiện đóng góp 21% trong doanh số 2 tháng đầu năm nay.

Trong bài phỏng vấn tại chương trình Bản tin Tài chính Kinh doanh của kênh VTV1 - Đài truyền hình Việt Nam, Ông Đỗ Xuân Bình – Trưởng phòng R&D KIMSEN cho biết: “Trước đây, khách hàng trong nước có thể còn do dự thì qua đợt dịch này, họ không ngần ngại lựa chọn chúng tôi là đơn vị cung cấp sản phẩm một cách rất nhanh chóng. Khi đã chốt được đơn hàng và chứng tỏ được chất lượng với khách hàng thì điều đó chứng tỏ năng lực cạnh tranh của KIMSEN đã được khẳng định".

Mặc dù có được những tín hiệu tốt trong 2 tháng đầu năm như trên, KIMSEN vẫn chủ động chuẩn bị những kịch bản ứng phó để hạn chế tối đa tác động tới sản xuất kinh doanh, dự phòng trường hợp dịch bệnh có thể kéo dài sẽ ảnh hưởng tới nhu cầu của khách hàng cũng như vận chuyển hàng hóa trong & ngoài nước và hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

Tuy nhận thấy tiềm năng các sản phẩm của KIMSEN, đặc biệt là các sản phẩm linh kiện & tổ hợp hệ thống; nhưng KIMSEN hiểu rằng để tham gia vào chuỗi cung ứng dài hạn, nhất là cho các khách hàng nước ngoài và FDI, quá trình nghiên cứu tìm hiểu, thử nghiệm cho đến đảm bảo đầu ra về kỹ thuật, chất lượng cần nhiều thời gian. Vì vậy, KIMSEN nỗ lực và kiên định với phân khúc sản phẩm chất lượng cao, chủ động nâng cao nội lực, phát triển năng lực sản xuất & quản lý, quản trị rủi ro để đồng thời đáp ứng được 3 yếu tố then chốt là “chất lượng, giá thành và sản lượng”, từ đó ngày càng gia tăng giá trị cho sản phẩm và tham gia sâu rộng vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Tác động của Covid-19 đối với ngành công nghiệp hỗ trợ