Mạ anode hay Sơn tĩnh điện? Gợi ý cách chọn giải pháp xử lý bề mặt nhôm phù hợp

13/08/2021 09:55
Chia sẻ:
Xử lý bề mặt nhôm là công đoạn không thể thiếu giúp sản phẩm tăng tính thẩm mỹ, bổ sung khả năng chống ăn mòn, tăng cường độ cứng. Bài viết dưới đây sẽ so sánh hai trong số các quy trình hoàn thiện bề mặt phổ biến nhất hiện nay đó là mạ anode và sơn tĩnh điện, từ đó giúp bạn đưa ra lựa chọn phù hợp.

Mạ anode là gì?

Khi tiếp xúc với không khí, bề mặt nhôm sẽ hình thành nên một lớp oxit mỏng tự nhiên. Lớp oxit này không còn phản ứng với môi trường xung quanh và nó sẽ bảo vệ phần còn lại của kim loại khỏi các yếu tố ngoài môi trường.

anodeDây chuyền mạ anode tại KIMSEN

Mạ anode là phương pháp xử lý bề mặt thông qua các quá trình điện hóa để tăng cường độ dày của lớp oxi tự nhiên trên bề mặt nhôm. Lớp oxit nhân tạo này giúp tăng cường các đặc tính của lớp oxit tự nhiên như khả năng chống ăn mòn, truyền nhiệt hay cải thiện độ bám dính của keo và sơn lót. Bề mặt tạo ra cũng là lớp lót hoàn hảo cho công đoạn nhuộm màu và có thể tái chế hóa chất trong bể điện phân cho các lần mạ anode tiếp theo.

Sơn tĩnh điện là gì?

Sơn tĩnh điện là một loại quy trình xử lý bề mặt khác được sử dụng trên nhiều loại sản phẩm kim loại. Quá trình này giúp hình thành một lớp bảo vệ và cải thiện vẻ ngoài trên bề mặt của sản phẩm được xử lý.

sơn tĩnh điệnDây chuyền sơn tĩnh điện tại KIMSEN

Không giống như sơn nước, sơn tĩnh điện là một phương pháp xử lý khô, không sử dụng dung môi. Điều này giúp sơn tĩnh điện trở thành một giải pháp thân thiện với môi trường thay thế cho các phương pháp xử lý hoàn thiện khác.

Công nghệ sơn tĩnh điện sử dụng nguyên lý điện tử để tạo ra sự bám dính cho màng sơn. Lớp sơn sẽ được phủ lên trên bề mặt vật liệu bằng một loại súng phun sơn đặc biệt để khi bột sơn đi qua súng sẽ được đun nóng và tích điện dương (+) tại đầu kim phun, sau đó đi qua kim phun và di chuyển theo điện trường để đến tới vật liệu sơn đã tích điện âm (-). Lúc này, nhờ vào lực hút giữa các ion điện tích, bột sơn từ từ bám vào quanh vật liệu sơn. Phương pháp này giúp cho bột sơn được rải đều quanh vật liệu, và có thể di chuyển vào hầu hết các bề mặt bị khuất.

So sánh Mạ anode & Sơn tĩnh điện

Mạ anode

Sơn tĩnh điện

  • Lớp mạ rất mỏng, gần như không làm thay đổi kích thước của sản phẩm.
  • Lớp sơn dày, tương đối khó đạt được lớp sơn mỏng.
  • Màu sắc ánh kim đa dạng, lớp hoàn thiện mịn.
  • Đa dạng về màu sắc và kết cấu.
  • Nhờ khả năng tái chế chất điện phân thích hợp, mạ anode rất thân thiện với môi trường.
  • Không sử dụng dung môi trong quá trình sơn nên thân thiện với môi trường.
  • Chống bào mòn, trầy xước và ăn mòn tuyệt vời.
  • Chống ăn mòn tốt nếu bề mặt sản phẩm đồng nhất và không bị tác động nhiều. Dễ bị ăn mòn và trầy xước hơn so với mạ anode.
  • Bền màu, với điều kiện thuốc nhuộm được chọn có khả năng chống tia cực tím phù hợp với ứng dụng và được bảo quản đúng cách.
  • Khả năng chống phai màu rất tốt, ngay cả khi tiếp xúc với tia UV.
  • Làm cho bề mặt nhôm không dẫn điện.
  • Một số loại dẫn điện trong lớp sơn phủ.
  • Chi phí cao hơn so với sơn tĩnh điện
  • Tiết kiệm chi phí hơn so với mạ anode.

Các ứng dụng điển hình cho mỗi quy trình

Mạ anode thường được ứng dụng trong các sản phẩm nhôm đòi hỏi khả năng chống ăn mòn và mài mòn cao. Các kỹ sư thường chọn mạ anode cho các ứng dụng có kết cấu và kiến ​​trúc cần một lớp hoàn thiện không chỉ đẹp mà khả năng bảo vệ vẫn là yêu cầu tối quan trọng. Chính vì thế, bạn có thể sẽ tìm thấy các sản phẩm có bề mặt được mạ anode trong các ứng dụng như thiết bị gia dụng, đồ nội thất, đồ thể thao, thiết bị điện tử và linh kiện ô tô.

anodeMột số sản phẩm nhôm anode (Ảnh sưu tầm)

Bạn sẽ thường thấy sơn tĩnh điện trong các thiết bị và linh kiện ngoài trời đòi hỏi màu sắc rực rỡ và khả năng chống phai màu cùng độ bền tuyệt vời. Trong kiến ​​trúc, người ta thường thấy cửa ra vào/ cửa sổ bằng nhôm, mặt dựng, đồ đạc trong phòng tắm và máng xối kim loại được xử lý bằng sơn tĩnh điện. Các ứng dụng điển hình khác của sơn tĩnh điện bao gồm thiết bị gia dụng, phụ tùng ô tô, thiết bị làm vườn, sân chơi và vòi chữa cháy.

Mạ anode

  • Đồ gia dụng
  • Đồ nội thất
  • Đồ thể thao
  • Thiết bị điện tử
  • Linh kiện ô tô

Sơn tĩnh điện

  • Thiết bị điện gia dụng
  • Phụ tùng ô tô
  • Thiết bị Bãi cỏ
  • Sân chơi
  • Vòi chữa cháy

 

Một số sản phẩm nhôm sơn tĩnh điện (Ảnh sưu tầm)

Bạn nên lựa chọn phương pháp nào cho sản phẩm nhôm của mình?

Lựa chọn hoàn thiện bề mặt cuối cùng sẽ phụ thuộc vào ứng dụng sản phẩm của bạn. Cả mạ anode và sơn tĩnh điện đều là những lựa chọn rất thân thiện với môi trường để xử lý bề mặt nhôm.

Mạ anode là quy trình lý tưởng nếu bạn muốn có lớp phủ mỏng, khả năng chống ăn mòn vượt trội và vẻ ngoài hấp dẫn. Ngoài ra, nếu sản phẩm nhôm của bạn cần tản nhiệt hoặc sẽ phải sử dụng keo hoặc sơn lót thì mạ anode cũng là một lựa chọn thích hợp.

Sơn tĩnh điện có thể là giải pháp hợp lý nếu bạn đang tìm kiếm lớp phủ có màu sắc rực rỡ hoặc kết cấu độc đáo, độ bền cao ngay cả khi tiếp xúc với các yếu tố môi trường. Sơn tĩnh điện cũng cung cấp khả năng bảo vệ tương đối tốt với chi phí thấp hơn so với mạ anode.

>> Xem thêm: Các phương pháp xử lý bề mặt của KIMSEN

Nguồn bài viết: gabrian.com